Hồ thủy sinh theo thời gian sẽ có sự thay đổi rõ rệt bởi sự phát triển của những sinh vật bên trong hồ cũng như việc các loại tảo, rêu xâm lấn nên sẽ làm thay đổi thiết lập ban đầu của hồ thủy sinh. Do đó để nuôi trồng một hồ thủy sinh phát triển tự nhiên mà vẫn giữ được vẻ đẹp của nó thì chúng ta cần quan tâm đến khá nhiều yếu tố. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh nhằm cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết trong lĩnh vực này.
Cách chăm sóc hồ thủy sinh chính xác
Theo kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh, nhìn chung về quá trình nuôi dưỡng hồ thủy sinh, người ta thường gom lại thành 2 giai đoạn đó chính là giai đoạn mới set up hồ và giai đoạn hồ đang hoạt động bình thường. Thông thường, đối với những hồ thủy sinh mới vừa sep up xong thì đây sẽ là thời gian khó khăn nhất đối với người chơi vì môi trường nước trong hồ chưa ổn định, dinh dưỡng thiếu hụt và chưa được cân bằng nên các loại cá cảnh và cây thủy sinh có thể vẫn chưa thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống mới, dẫn đến dễ chết và không có sức sống. Và để dễ dàng hơn, chúng ta nên thử làm quen và tìm hiểu với một số loài cá hồ thủy sinh cho người mới bắt đầu
Đây cũng chính là thời gian mà tảo và rêu dễ sinh sôi nảy nở nhất, chúng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây thủy sinh trong hồ, khiến người chơi cảm thấy khó khăn và dễ dàng bỏ cuộc. Nhưng với kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh thì chúng tôi đưa ra một số cách giải quyết thông minh sau đây:
- Thay nước thường xuyên là điều cần thiết, thay nước giúp cho chúng ta loại bỏ được các cặn bã cũng như những chất dinh dưỡng dư thừa và làm cho hồ sạch hơn.
- Bộ lọc nước cần được hoạt động 24/24 không ngừng nghĩ nhằm lọc đi các cặn bã, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật có lợi phát triển tốt. Hơn nữa, dòng nước được bộ lọc nước tạo ra đôi khi sẽ giúp ích cho những loại cây ưa dòng chảy phát triển mạnh mẽ hơn.
- Trong tuần đầu tiên sau khi set up hồ thủy sinh, kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinhcủa chúng tôi khuyên nên để ánh sáng trong hồ giảm 50% so với tổng công suất chiếu sáng của cả hồ, thời gian sau đó chúng ta sẽ tăng dần cường độ chiếu sáng lên sao cho phù hợp nhất. Thời gian chiếu sáng cho hồ thủy sinh nên dao động trong khoảng từ 8 đến 12 tiếng trong một ngày là tốt cho hồ nhất.
Giai đoạn tiếp theo đó là giai đoạn mà các loại cây thủy sinh, cá cảnh đã thích nghi hoàn toàn với môi trường sống mới. Lúc này thì việc chăm sóc hồ có lẽ không còn quá khó khăn như giai đoạn đầu.
Theo kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh, bạn nên chia đều thời gian chiếu sáng hồ trong một ngày thành 2 giai đoạn nhưng vẫn đảm bảo được tổng thời gian chiếu sáng. Việc thay nước trong giai đoạn này cũng nên được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo hồ thủy sinh phát triển tốt và luôn sạch sẽ.
Nhưng bạn nên lưu ý mỗi lần thay nước không nên thay quá 50% nước trong hồ nhằm không làm đảo lộn hệ sinh thái bên trong hồ, làm mất đi các vi sinh vật có lợi. Khi các loại cây thủy sinh bên trong hồ đã phát triển ổn định, bạn nên cắt tỉa thương xuyên cho chúng nhằm giúp cho cây trông đẹp mắt hơn và không làm hồ quá xum xuê, um tùm.
Thức ăn dành cho cá trong hồ thủy sinh
Kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh của nhiều người cho rằng không nên cho cá ăn quá nhiều, điều đó sẽ làm cho thức ăn bị dư thừa, dinh dưỡng thừa thãi, thậm chí lượng thức ăn dư đó sẽ trở thành cặn bã, làm ô nhiễm môi trường trong hồ thủy sinh.
Thức ăn cho cá trong hồ thủy sinh rất đa dạng, có khá nhiều loại và tùy vào mỗi loại cá mà chúng ta nuôi. Thức ăn được chia thành 2 loại là thức ăn khô và thức ăn sống. Thức ăn dạng khô dành cho cá trong hồ thủy sinh phổ biến nhất là dạng hạt, dạng vảy. Đối với thức ăn sống là các loại giun, trùn chỉ, v.v…
Như vậy, với kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh mà chúng tôi vừa chia sẻ mong rằng có thể giúp các bạn chăm sóc và nuôi dưỡng hồ thủy sinh phát triển một cách hoàn hảo nhất.
Có thể bạn quan tâm: